Hiện tại Medship chỉ hỗ trợ giao hàng tại TP. Hồ Chí Minh

Logo
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-0
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-1
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-2
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-3
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-4

1/0

Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-0
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-1
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-2
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-3
Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)-4

Viên nén Motilium-M Janssen điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn (10 vỉ x 10 viên)

Thuốc kê đơn

Feature
Dược sĩ
Feature
Hàng chính hãng100%
Feature
GiaoTrong 24H:
Freeship cho đơn hàng từ50K
Feature
GiaoNhanh 2H:
Freeship cho đơn hàng từ300K

Về sản phẩm

Dược sĩLê Hồng Bích Ngọc
Đã kiểm duyệt nội dung

Dạng bào chế: Viên nén

Thương hiệu: Janssen-Motilium

Nhà sản xuất: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Janssen Việt Nam

Thành phần chính: Domperidon

Nước sản xuất: United States

Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén

Thông tin chung

Thuốc Motilium - M được sản xuất bởi Olic (Thailand), có thành phần chính là domperidon maleat dùng chỉ định trong điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.

Thuốc Motilium - M bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén.

Thành phần
Chi tiết thành phầnLiều lượng
Domperidon10mg
Chỉ định

Thuốc Motilium - M được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.

Liều lượng

Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35 kg trở lên)

Dùng 1 viên nén 10mg lên đến 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 30mg/ngày.
Bệnh nhân suy gan

Chống chỉ địnhMotilium-M đối với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng.
Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ.
Bệnh nhân suy thận

Do thời gian bán thải của Domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại số lần đưa thuốc của Motilium-M cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày và tùy thuộc vào mức độ suy thận và có thể hiệu chỉnh liều nếu cần.
Không thích hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ em (dưới 12 tuổi) và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35kg.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Chống chỉ định - Cách dùng

Thuốc Motilium - M chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Đã biết quá mẫn với domperidon hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.

U tuyến yên tiết prolactin (prolactinoma).

Khi việc kích thích vận động dạ dày có thể gây nguy hiểm như đang bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng tiêu hóa.

Bệnh nhân suy gan trung bình hay nặng.

Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết.

Dùng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT.

Dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT).

Tương tác thuốc

Khi các thuốc kháng acid hoặc kháng tiết được sử dụng đồng thời, không nên dùng cùng lúc với các chế phẩm đường uống của Motilium - M (domperidon base), nghĩa là các thuốc này nên dùng sau bữa ăn và không nên dùng trước bữa ăn.

Dùng đồng thời với levodopa

Mặc dù việc hiệu chỉnh liều levodopa được cho là không cần thiết, sự tăng nồng độ trong huyết tương (tối đa 30% - 40%) đã được ghi nhận khi sử dụng đồng thời domperidon với levodopa.

Con đường chuyển hóa chính của domperidon là qua CYP3A4. Các dữ kiện nghiên cứu in vitro cho thấy các thuốc sử dụng đồng thời mà gây ức chế mạnh men này có thể dẫn đến làm tăng nồng độ domperidon trong huyết tương.

Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT do tương tác dược động học hoặc dược lực học.

Chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc sau

Các thuốc làm kéo dài khoảng QTc (nguy cơ xoắn đỉnh).

Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (ví dụ: Disopyramid, hydroquinidin, quinidin).

Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (ví dụ: Amiodaron, dofetilid, dronedaron, Ibutilid, sotalol).

Một số thuốc chống loạn thần (ví dụ: Haloperidol, pimozid, sertindol).

Một số thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Citalopram, escitalopram).

Một số thuốc kháng sinh (ví dụ: Erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, spiramycin).

Một số thuốc chống nấm (ví dụ: Fluconazol, pentamidin).

Một số thuốc điều trị sốt rét (đặc biệt là Halofantrin, lumefantrin).

Một số thuốc dạ dày ruột (ví dụ: Cisaprid, dolasetron, prucaloprid).

Một số kháng histamin (ví dụ: Mequitazin, mizolastin).

Một số thuốc điều trị ung thư (ví dụ: Toremifen, vandetanib, vincamin).

Một số thuốc khác (ví dụ: Bepridil, diphemanil, methadon).

Apomorphin trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ và chỉ khi khuyến cáo thận trọng khi sử dụng đồng thời được tuân thủ nghiêm ngặt. Vui lòng tham khảo thông tin thuốc apomorphin.

Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT), ví dụ:

Thuốc ức chế protease (ví dụ: Ritonavir, saquinavir, telaprevir).

Thuốc chống nấm toàn thân nhóm azol (ví dụ: Itraconazol, ketoconazol, posaconazol, voriconazol).

Một số thuốc nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin và telithromycin).

Không khuyến cáo dùng đồng thời với các thuốc sau:

Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình, ví dụ: Diltiazem, verapamil và một số thuốc nhóm macrolid.

Sử dụng thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc sau:

Thuốc chậm nhịp tim, thuốc làm giảm kali máu và một số thuốc macrolid sau góp phần làm kéo dài khoảng QT: Azithromycin và roxithromycin (chống chỉ định Clathromycin do là thuốc ức chế CYP3A4 mạnh).

Danh sách các chất ở trên là các thuốc đại diện và không đầy đủ.

Bảo quản

Bảo quản nhiệt độ không quá 30 độ C.

Quá liều

Triệu chứng

Quá liều được báo cáo chủ yếu ở trẻ nhũ nhi và trẻ em. Triệu chứng quá liều bao gồm kích động, rối loạn nhận thức, co giật, mất định hướng, ngủ gà và phản ứng ngoại tháp.

Điều trị

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho domperidon. Trong trường hợp quá liều, cần thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng ngay lập tức. Nên theo dõi điện tâm đồ do khả năng gây kéo dài khoảng QT. Rửa dạ dày cũng như dùng than hoạt có thể hữu dụng. Đề nghị theo dõi sát và điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân.

Các thuốc kháng tiết cholin hoặc thuốc điều trị parkinson có thể giúp ích trong việc kiểm soát các phản ứng ngoại tháp.

Sản phẩm tương tự